Tầm soát sớm các bệnh lý mạch vành trên nhóm bệnh nhân có nguy cơ tim mạch thông qua các phương tiện chẩn đoán như điện tâm đồ, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim. Đặc biệt có các phương tiện chẩn đoán hiện đại không xâm lấn như MRI tim mạch, MSCT mạch vành 64 lát cắt
Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành mạn…
Tầm soát một số bệnh lý về rối loạn nhịp tim thông qua các phương tiện chẩn đoán như điện tâm đồ, Holter nhịp tim 24 giờ, thăm dò chức năng nút xoang bằng phương pháp kích thích nhĩ qua thực quản.
Điều trị các rối loạn nhịp chậm, nhịp nhanh hay hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm bằng các phương tiện như thuốc, kích thích nhĩ vượt tần số hay bằng cách đặt máy tạo nhịp tạm thời, vĩnh viễn
Sử dụng máy phế dung ký giúp:
Tầm soát sớm các đối tượng có nguy cơ bị bệnh phổi mãn tính như các đối tượng hút thuốc lá nhiều, các đối tượng làm việc trong các môi trường có nhiều bụi, những bệnh nhân bị viêm phế quản, ho kéo dài…
Phân loại mức độ nặng để có hướng xử lý tốt cho các bệnh lý hô hấp như hen, COPD
Đánh giá công năng hô hấp của các bệnh nhân có các phẩu thuật lồng ngực ở giai đoạn trước và sau phẩu thuật.
Hình 1: Điện tâm đồ gắng sức
BN bị nặng tức ngực, đo điện tâm đồ thường qui chưa phát hiện bất thường và đang được thực hiện điện tâm đồ gắng sức
Hình 2: MSCT 64 lát cắt
BN đang được kiểm tra bệnh lý mạch vành thông qua phương tiện chẩn đoán hiện đại không xâm lấn là MSCT mạch vành 64 lát cắt
Hình 3: MSCT mạch vành 64 lát cắt
Kết quả chụp MSCT mạch vành của một bệnh nhân đau nặng ngực tại khoa Tim mạch
Hình 4: Holter nhịp tim
BN có triệu chứng choáng váng kèm nhịp tim chậm trên điện tâm đồ thường qui và đang được theo dõi nhịp tim trong suốt 24 giờ
Hình 5: Holter huyết áp
BN được đo Holter huyết áp trong vòng 24 giờ để theo dõi huyết áp
Hình 5: Kích thích nhĩ
BN được làm nghiệm pháp kích thích nhĩ qua thực quản để đánh giá xem nút xoang có bị suy hay không